Bất kỳ một thiết bị điện công nghiệp nào cũng tiềm ần những nguy cơ mất an toàn. Ngay cả với những sản phẩm hiện đại như tủ nấu cơm điện. Nếu không chú ý và thực hiện đầy đủ theo quy trình, tiêu chuẩn an toàn. Người dùng rất có thể sẽ gặp phải những nguy hiểm hoặc sự cố không đáng có.
Tủ nấu cơm điện thiết kế đẹp mắt, đảm bảo an toàn cho người dùng
Vậy khi sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp điện, để đảm bảo an toàn, cần chú ý điều gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong phần nội dung của bài viết ngày hôm nay.
1. Đặc điểm của tủ nấu cơm điện quyết định đến tính an toàn
Các thiết bị điện nhà bếp như bếp điện, bếp từ… sẽ có độ an toàn hơn so với bếp gas. Tương tự vậy, tủ nấu cơm điện cũng mang tới sự an tâm cho người dùng hơn loại tủ khác. Đặc điểm nào của tủ quyết định đến điều này? Đó là nhờ những yếu tố sau:
Hạn chế tối đa tình trạng cháy nổ
Tủ nấu cơm điện sử dụng nguồn đốt là điện năng, làm nóng thanh nhiệt và truyền nhiệt vào nước. Từ đó đun nóng nước và hơi nước nóng bao quanh khay gạo đặt trong tủ. Với mức áp suất lớn và nhiệt độ cao sẽ làm chín cơm trong thời gian ngắn.
Do sử dụng điện nên khi làm việc không xuất hiện tình trạng rò rỉ khí như dùng bình gas. Hạn chế được tối đa nguy cơ cháy nổ, hay ảnh hưởng tới sức khỏe do khí độc thải ra ngoài. Vì vậy, nó cũng rất thân thiện với môi trường.
Thiết kế vỏ tủ, cửa tủ inox dày dặn, chắc chắn
Hầu hết các mẫu tủ nấu cơm bằng điện đều được làm từ những linh kiện chất lượng tốt. Đồng thời, các bộ phận của tủ cũng rất được chú trọng trong loại chất liệu cấu thành. Điển hình là vỏ của tủ nấu cơm điện được làm bằng inox cao cấp. Một mặt đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp vệ sinh dễ dàng. Mặt khác, với thiết kế lớp inox dày dặn, tạo sự chắc chắn và bền bỉ cho tủ. Đặc biệt là nó có khả năng cách nhiệt tốt, nên giảm nguy cơ bị bỏng cho người dùng.
2. Những lưu ý khi sử dụng tủ nấu cơm điện đảm bảo an toàn
Trước khi sử dụng tủ nấu cơm điện
- Kiểm tra nguồn điện cấp cho tủ: Đây là khâu rất quan trọng và cần thiết trước khi sử dụng tủ cơm. Nhằm phát hiện kịp thời những sự cố có thể xảy ra và khắc phục nó. Cũng như chuẩn bị tốt yếu tố nguồn đốt cho tủ hoạt động. Bạn nên kiểm tra nguồn điện đầu vào, đường dây điện xem có gì khác thường không. Nếu có hiện tượng hở mạch điện, dây điện hỏng hay bị nhiễm điện, ướt nước… Nên thay thế hoặc sửa chữa ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Kiểm tra nguồn điện, nước và các thiết bị, linh kiện tủ nấu cơm trước khi dùng
- Xác định nguồn nước đầu vào đã đảm bảo chưa: Nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của tủ. Vì vậy, cần kiểm tra xem nguồn nước có đảm bảo để dùng cho tủ không. Đường ống nước có bị tắc nghẽn gì không, nếu có thì thông đường nước ngay. Bởi nếu không có nước tủ sẽ không hoạt động được hoặc có thể bị cháy.
- Cuối cùng là kiểm tra van phao cấp nước: Để chắc chắn nước luôn được cấp liên tục vào khoang chứa nước. Cần kiểm tra van phao cấp nước sau khi đã xem xét đường ống và nguồn nước. Nếu van phao bị gỉ sét, bám cặn, tắc van, kẹt van, nước không thể đi vào trong khoang chứa. Khi đó các thanh nhiệt sẽ bị cháy, gây hư hỏng tủ và nguy hiểm cho người dùng.
- Ngoài ra, đừng quên kiểm tra gioăng cửa tủ có bị cong vênh không. Chỉnh lại hoặc thay gioăng để khi đóng cửa tủ không bị hở.
Trong quá trình làm việc với tủ nấu cơm điện
Sau khi đã thực hiện các bước kiểm tra đầy đủ và đảm bảo mọi thứ đều bình thường. Bạn đã có thể bắt đầu quá trình nấu cơm/thức ăn với tủ nấu cơm điện.
Cho khay gạo/thức ăn vào trong các rãnh trong khoang tủ. Hãy đóng chặt cửa tủ để khi nấu, hơi nóng không bị thoát ra ngoài. Vừa tiềm ẩn nguy cơ bị bỏng, lại làm cho hiệu quả làm việc của tủ bị giảm. Cơm sẽ lâu chín hơn, tốn nhiều điện năng hơn và làm mất đi sự thơm ngon của cơm.
Tiếp đến là cài đặt nhiệt độ phù hợp và hẹn giờ nấu trên bảng điều khiển của tủ cơm. Và sau đó để tủ tự làm việc theo các cài đặt. Trong khi tủ nấu nướng, hãy thường xuyên theo dõi nhiệt độ hiển thị ở bảng điều khiển. Xem nó có gì bất thường không, có quá cao hay quá thấp. Điều chỉnh lại cho phù hợp để tủ làm việc hiệu quả nhất. Đồng thời, đừng quên kiểm tra đường nước để đảm bảo nước được chảy vào khoang chứa liên tục. Không mở cửa tủ khi tủ nấu cơm đang làm việc.
Hãy chờ cơm chín trong khoảng thời gian đã cài đặt trước đó. Thông thường sẽ mất khoảng 45 – 50 phút.
Kết thúc quá trình làm việc với tủ nấu cơm điện
Có nhiều mẫu tủ nấu cơm điện sẽ tự ngắt điện khi cơm chín. Trong trường hợp tủ không có chức năng này, bạn hãy ngắt nguồn điện vào tủ. Cùng lúc đó, ngắt nguồn nước cấp cho tủ.
Không mở cửa tủ lấy cơm ngay khi cơm chín mà chờ thêm 10 – 15 phút nữa. Mục đích là để nhiệt độ và áp suất trong tủ giảm xuống. Khi tủ nấu cơm đã nguội, hãy dùng bao tay mở cửa tủ và lấy khay cơm ra ngoài. Nên nhớ là đứng phía bên phải cửa tủ, không nên đứng ngay trước mặt và chính diện với cửa tủ. Mở cửa từ từ để tránh hơi nóng phả ra vì nó sẽ làm bạn bị bỏng.
Sau khi kết thúc quá trình làm việc, tiến hành vệ sinh tủ nấu cơm điện sạch sẽ. Sau mỗi lần dùng nên vệ sinh ngay, tránh để tủ bị bẩn. Vì nó dẫn đến nguy cơ mất vệ sinh, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm. Làm sạch các khe tủ, những nơi cơm bị kẹt hoặc rơi vãi. Rửa sạch khay cơm và để khô ráo, chuẩn bị cho lần sử dụng tiếp theo.
Vệ sinh tủ cơm, khay cơm sạch sẽ sau khi sử dụng
Thực hiện theo những lưu ý trên khi sử dụng tủ nấu cơm sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bạn và những người xung quanh. Đồng thời, chúng cũng giúp tủ nấu cơm hoạt động hiệu quả hơn.
Xem thêm: Bí Quyết Dùng Tủ Cơm Công Nghiệp Bằng Gas Tiết Kiệm Năng Lượng